Tình trạng tuyết bám không tự rã, theo thời gian lớp tuyết sẽ đóng càng lúc càng dày thêm, vừa mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến thực phẩm bên trong. Nhiều người không biết do đâu mà tình trạng này xuất hiện và sửa tủ lạnh không xả tuyết ra sao. Mọi thắc mắc đều được giải đáp qua những thông tin trong bài viết sau, mời bạn đọc theo dõi!
Khi tủ lạnh không xả tuyết thì dấu hiệu nhận biết dễ nhất là các lớp băng đá sẽ bám dày bất thường ở tất cả các vị trí của ngăn đông. Tất nhiên lớp đá bám này sẽ mỗi lúc một dày thêm và không có dấu hiệu tự xả. Lúc này, khả năng bảo quản thực phẩm cũng suy giảm do không khí lạnh không thể lưu thông như bình thường. Các thực phẩm bên trong có dấu hiệu bị đóng đá bao quanh, dính chặt từng khối lại với nhau.
Ngoài ra ảnh hưởng do lỗi này cũng rất nghiêm trọng, ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến công năng tủ lạnh còn gián tiếp gây nên những hư hại và tiêu hao không đáng có:
Nếu bạn chưa biết thì hầu hết tủ lạnh sẽ có cơ chế tự xả đá định kỳ và thường xuyên. Tuy nhiên, việc kiểm soát quá trình tự xả đá phải thông qua sự hoạt động và cảm biến của 1 số các linh kiện bên trong tủ lạnh. Vì hư hỏng hay vì 1 nguyên nhân nào đó các linh kiện này không thể hoạt động đúng chức năng.
Hỏng cầu chì nhiệt
Linh kiện này còn gọi là sò nóng tủ lạnh được lắp trong dàn lạnh gần điện trở đốt nóng. Có chức năng tự ngắt mạch khi quá nhiệt để bảo vệ tủ lạnh khi nhiệt độ bên trong khoảng 75 độ C. Sò nóng sẽ cảm ứng nhiệt độ tránh việc bộ phận xả tuyết việc quá giới hạn làm nóng quá mức gây hư tủ lạnh. Một khi cầu chì nhiệt bị đứt cũng đồng nghĩa với việc bộ phận xả tuyết không thể hoạt động và gây nên hiện tượng đóng tuyết.
Tham khảo: trung tâm sửa chữa tủ lạnh hitachi tại Hà Nội
Tham khảo: sửa tủ lạnh hết bao nhiêu tiền
Hỏng rơ-le tủ lạnh
Bộ phận này còn gọi là sò lạnh hay rơ le xả tuyết, được lắp kẹp vào dàn lạnh nhằm cảm biến mức tuyết đá bám ở dàn lạnh và cho phép thanh điện trở đốt nóng hoạt động để xả tuyết. Khi sò lạnh hỏng cũng đồng nghĩa với việc thanh trở đốt nóng sẽ không thể hoạt động xả tuyết khi tuyết bám trên dàn lạnh hoặc cũng có thể làm thanh trở nóng lên mặc dù dàn lạnh không hề có tuyết bám.
Hỏng timer
Linh kiện này đảm nhận nhiệm vụ quan trọng thiết yếu của 1 chiếc tủ lạnh. Kiểm soát việc tủ lạnh có được cấp tín hiệu làm nóng để xả tuyết hoặc chế độ làm lạnh hay không. Một khi Timer bị hỏng dẫn đến việc tủ lạnh hoạt động không đảm bảo nhiệt độ thích hợp như cài đặt và không kiểm soát được thời gian tủ lạnh xả tuyết gây đông tuyết dàn lạnh.
Tham khảo: sửa tủ lạnh quận Thanh Xuân
Tham khảo: sửa tủ lạnh tại Mỹ Đình
Điện trở gia nhiệt bị đứt
Điện trở gia nhiệt được lắp ở bên dưới dàn lạnh, là 1 linh kiện quan trọng điều khiển điện năng khi quá tải giúp ngăn lạnh xả đá tránh bị đóng tuyết, giúp ngăn làm mát ổn định, ngăn làm đá hiệu quả. Khi tủ lạnh hư hại điện trở gia nhiệt tủ lạnh sẽ không thể kiểm soát được điện năng dẫn đến 1 số sự cố như tủ lạnh bám tuyết quá dày.
Cách sửa tủ lạnh không xả tuyết
Sửa tủ lạnh không xả tuyết nếu hư hại từ những linh kiện như trên cần phải tháo 1 số chi tiết tủ để kiểm tra, đo đạc linh kiện và tiến hành sửa chữa hoặc thay mới. Việc này chắc chắn sẽ mất an toàn, có thể gây hỏng hóc nặng hơn nếu bạn không có chuyên môn và tay nghề điện lạnh. Cách tốt nhất là hãy liên hệ trung tâm ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA để kỹ thuật khắc phục trong thời gian sớm nhất nhé!
Chúng tôi hiện là đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay chuyên sửa chữa tất cả các lỗi trên thiết bị điện lạnh. Trong đó, sửa tủ lạnh không xả tuyết tại ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA là 1 dịch vụ được khách hàng rất quan tâm và tin tưởng.